Địa chỉ : Tầng 7, 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

thời gian

8:00 - 20:00

hotline

0375.636.552

Bà bầu ăn mít có tốt không?

  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu – Sinh dục – Bệnh viện Việt Đức

BS Nguyễn Quang Cừ

(Cuộc gọi miễn phí 100%)

Lâu nay câu hỏi bà bầu ăn mít có tốt không? ăn mít có nóng không? có ảnh hưởng gì đến thi nhỉ không?… Hôm nay Phòng Khám 52 Nguyễn Trãi sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp những câu hỏi trên.

Bà bầu ăn mít có tốt không?

Mít là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam Á và Brasil. Mít thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) và được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh. Từ lâu nay mít đã trở thành 1 loại trái cây được rất nhiều người yêu thích. Nhưng lại có một số lượng lớn người cho rằng mít có tính nóng cho nên bà bầu tuyệt đối không được ăn không thì sẽ rất rễ dẫn đến sảy thai. Vậy thực chất ăn mít có nóng không? Bà bầu có nên ăn mít hay không?

Tìm kiếm trên Google

Bà bầu ăn mít có tốt không

Bà bầu ăn mít có tốt không

Theo chuyên gia dinh dưỡng thì việc bà bầu ăn nhiều mít có thể dẫn đến sảy thai là một lời đồn vô căn cứ. Thực chất, mẹ bầu có thể ăn hầu hết các loại trái cây với tỷ lệ vừa phải, trong đó có cả mít bởi trong hoa quả trái cây có chứa nhiều vitamin, các loại khoáng chất có lợi cho hệ miễn dịch , tăng cường chất xơ và nhiều lợi ích khác với thai kỳ.

Thậm chí, nếu bạn hỏi bà bầu ăn mít được không thì các bác sĩ có thể khẳng định rằng chị em phụ nữ đang mang thai có thể ăn mít ở trong cả 3 giai đoạn thai kỳ mà không sợ gây hại gì cho thai nhi. Do đó, quan niệm bà bầu ăn mít có thể gây sảy thai là sai lầm và không có cơ sở khoa học.

Tuy nhiên, ăn mít có nóng không lại là một vấn đề khác. Theo các bác sĩ dinh dưỡng thì việc ăn mít có gây nóng không hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong quả mít khá cao, nếu ăn nhiều có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh về da phát triển, có thể tạo ra một số phản ứng phụ với những người có cơ địa nhạy cảm như mụn nhọt, rôm sảy, lở loét miệng… Đặc biệt, những người bị béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao… thì nên tránh xa loại hoa quả này bởi khi ăn có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100 gram mít

Năng lượng 95 kcal
Carbonhydrate 23 g
Đường 19,08 g
Chất xơ 1,5 g
Chất béo 0,64 g
Protein 1,72 g
Vitamin A 5 mcg
Vitamin B1 0,105 mg
Vitamin B2 0,055 mg
Vitamin B3 0,92 mg
Vitamin B5 0,235 mg
Vitamin B6 0,329 mg
Vitamin B9 24 mcg
Vitamin C 13,8 mg
Vitamin E 0,34 mg
Canxi 24 mg
Magiê 28 mg
Sắt 0,23 mg
Kẽm 0,13 mg
Phốt-pho 21 mg

Lợi ích của việc ăn mít đối với phụ nữ mang thai

Những ảnh hưởng tiêu cực của quả mít đến thai phụ chỉ xảy ra nếu người đó thuộc nhóm đối tượng bị tiểu đường, dị ứng hoặc có rối loạn máu. Ngược lại, các chị em không mắc bất kỳ bệnh nào nêu trên thì việc ăn mít với số lượng vừa phải rất an toàn. Dưới đây là những tác dụng tích cực mà quả mít mang lại:

Lợi ích của việc ăn mít đối với phụ nữ mang thai

  • Hệ miễn dịch: Mít là loại thực phẩm giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể thai phụ chống lại một số bệnh thông thường một cách hiệu quả
  • Hormone: Quả mít có khả năng điều chỉnh hormone của phụ nữ trong thai kỳ. Điều này đặc biệt hữu ích bởi vì mang thai là nguyên nhân khiến cho lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi rất nhiều
  • Giải tỏa căng thẳng: Các nghiên cứu đã chứng minh các đặc tính của mít có khả năng chống lại cảm giác căng thẳng. Điều này có nghĩa là mít có thể giải tỏa lo âu, căng thẳng và giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái trong quá trình mang thai
  • Ảnh hưởng của quả mít với sự phát triển của thai nhi: Quả mít rất giàu vitamin và khoáng chất. Chúng sẽ giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh. Trong mít có chứa vitamin A, loại vitamin này có lợi cho sự phát triển mắt của bé trong bụng mẹ
  • Hàm lượng muối thấp: Quả mít chứa ít muối và chất béo no nên rất tốt cho cơ thể
  • Hàm lượng chất xơ cao: Mít có hàm lượng chất xơ cao giúp tối ưu hóa việc tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón ở mẹ bầu
  • Cung cấp năng lượng: Mít cung cấp rất nhiều năng lượng và điều này rất tốt cho những ngày các mẹ đang rơi vào tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng
  • Huyết áp: Mít làm hạ huyết áp. Huyết áp cao là nguyên nhân gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, mít là nguồn thực phẩm cứu cánh trong những lúc như vậy
  • Các khoáng chất khác: Mít giàu canxi, magiê, sắt và beta-carotene, kẽm và rất nhiều khoáng chất khác. Tất cả các khoáng chất này đều rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi
  • Tốt cho dạ dày: Mít ngăn ngừa triệu chứng loét dạ dày và dạ dày nhạy cảm

Bà bầu có được ăn mít sấy khô không?

Về thực chất, mít sấy khô chính là mít chín đã được chế biến làm khô dưới nhiệt độ cao. Khi đó, hàm lượng dinh dưỡng có trong mít khô sẽ bị mất đi bởi tác động của nhiệt độ. Ngoài ra, việc ăn mít sấy khô còn tiềm ẩn nguy cơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là điều tối kỵ đối với phụ nữ khi mang thai. Chính bởi vậy, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn mít sấy, nếu ăn thì chỉ nên ăn một lượng ít và mua mít sấy của những thương hiệu uy tín tại những cửa hàng tốt.

Tìm kiếm trên Google

Bà bầu có được ăn mít sấy khô không?

Bà bầu có được ăn mít sấy khô không?

Những nguy cơ có thể xảy ra với mẹ bầu khi ăn mít

Phụ nữ mang thai khi ăn mít có thể gặp một số nguy cơ sau:

  • Mẹ bầu có thể bị dị ứng khi ăn mít.
  • Đầy bụng, khó tiêu nếu ăn quá nhiều mít.
  • Tăng lượng đường trong máu, không tốt cho các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Nếu mắc chứng rối loạn máu, ăn mít sẽ làm mẹ bầu nhanh đông máu và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Bà bầu ăn mít như thế nào thì tốt?

  • Từ trước tới nay, có nhiều bà bầu luôn sợ ăn mít, ăn xoài, ăn nhãn,… khi mang thai vì lo sợ bị nóng, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên, theo ý kiến nhận định của các bác sĩ, điều này là hoàn toàn không có căn cứ.
  • Hầu hết các loại trái cây được mẹ bầu “gắn mác” là gây nóng trong người đều là những loại quả có hàm lượng đường cao. Vì thế, sẽ có thể gây cảm giác nóng sau khi ăn, nhất là đối với những mẹ bầu đang bị thừa cân béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Mặc dù vậy, những loại quả nhiệt đới này vẫn chứa một hàm lượng chất xơ, vitamin và cực kỳ nhiều loại khoáng chất có lợi. Cho nên, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu, chị em vẫn có thể ăn một lượng trái cây vừa phải. Khoảng từ 80 – 100gr mỗi ngày là vừa đủ để mẹ bầu tận dụng những lợi ích mà trái cây mang lại nhưng không hề gây hại cho cơ thể.
Bà bầu ăn mít như thế nào thì tốt?

Bà bầu ăn mít như thế nào thì tốt?

Tác dụng phụ mà những mẹ bầu có thể gặp phả khi ăn mít: Mít thường không gây bào mòn hoặc hoặc làm nhiễm khuẩn cho đường tiêu hóa nên việc ăn mít thường xuyên trong thai kỳ không dẫn đến quá nhiều tác dụng phụ tiêu cực như chị em chúng ta thường nghĩ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mít thì mẹ bầu cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Gây rối loạn tiêu hóa, đau hoặc khó chịu ở vùng bụng do hàm lượng chất xơ trong mít khá nhiều. Nếu mít là món khoái khẩu hàng ngày và các mẹ không bị dị ứng gì đối với loại trái cây này thì mẹ bầu cũng cần phải tiêu thụ với một số lượng vừa phải. Vì việc ăn quá nhiều mít còn có thể gây ảnh hưởng không tốt cho dạ dày cũng như khiến bạn bị tiêu chảy, bởi hàm lượng chất xơ trong quả mít rất cao.
  • Mít làm thay đổi tỷ lệ glucose trong cơ thể những người bị mắc bệnh tiểu đường. Bởi vậy, nếu bạn đang bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc phải bệnh này thì tốt nhất không nên ăn mít khi đang mang thai.
  • Nếu bà bầu đang bị thừa cân hoặc béo phì thì tốt nhất cũng không nên ăn mít trong giai đoạn mang thai.
  • Những bà bầu đã từng bị dị ứng với mít hoặc có nguy cơ bị rối loạn đông máu cũng không nên ăn mít bởi vì có thể khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, mẹ bầu cần chú ý loại bỏ hết phần mủ của mít trước khi dùng nhé.

Cách chọn mít ngon cho mẹ bầu thích ăn mít

Nếu mẹ bầu muốn mua mít thật tươi ngon, hãy chọn những quả mít có màu xanh và cứng, gai to đều, phần vỏ còn nguyên vẹn. Nếu bạn muốn mua loại chín để ăn ngay thì hãy chú ý chọn những quả tươi, có màu vàng và nặng cùng với gai đều, có mùi thơm. Tránh mua những quả mít quá nhẹ và trên vỏ có vết lõm, hư hỏng, có nhiều vết đốm, có mùi lạ.

Mẹ cũng lưu ý chọn mua những quả mít có nguồn gốc từ những người bán uy tín, an toàn, đề phòng trường hợp gặp phải trái cây còn dư lượng thuốc trừ sâu quá lớn hoặc thuốc bảo vệ thực vật nếu vô tình ăn vào sẽ vô cùng nguy hiểm đối với cả mẹ và thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên mua mít từ những người quen hoặc bạn bè để phòng tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Bà bầu ăn mít non được không? Các món ăn làm từ mít từ lâu đã được nhiều chị em biết đến và ưa chuộng. Mít non đem luộc kỹ, thái mỏng, xé nhỏ rồi xào thịt bò hoặc làm gỏi sẽ kích thích mẹ bầu ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh việc ăn mít chín một cách trực tiếp phổ biến như hiện nay, mẹ bầu còn có thể thưởng thức loại trái cây hấp dẫn này bằng cách cắt nhỏ ra để trộn cùng sữa chua, sữa đặc, bột yến mạch, làm sinh tố hoặc chè, kem.

Ngoài ra, mít chín đem sấy khô cũng là một món ăn vặt cực kỳ bổ dưỡng cho mẹ bầu. Hoặc các mẹ bầu có thể tham khảo những cách để chế biến mít xanh thành những món ăn ngon như gỏi, nộm, xào, nấu canh,… để cho đỡ nhàm chán.

Trên đây là những giải đáp của Bác sĩ Phòng khám 52 Nguyễn Trãi  chúc các mẹ bầu mẹ tròn con vuông 🙂

Các tìm kiếm liên quan đến bà bầu ăn mít có tốt không

  • Bà bầu có nên an mít trong 3 tháng đầu
  • Bà bầu 3 tháng đầu an mít được không
  • Bầu ăn mít có nóng không
  • Bà bầu có nên an mít non không
  • Trái cây tốt cho bà bầu
  • Bà bầu ăn nhút mít được không
  • Bà de có an được mít không
  • Bầu có được ăn mít sấy không

Lưu ý: "Phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại kết quả cao trong quy trình hỗ trợ chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

MỤN LI TI Ở BAO QUY ĐẦU LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ ?

MỤN LI TI Ở BAO QUY ĐẦU LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ ?

Mọc mụn li ti ở bao quy đầu là một bệnh lý nam khoa thường gặp, khiến cho nhiều đàn ông cảm thấy khó...

Gắn Bi Dương Vật, Tăng Kích Thước Cậu Nhỏ, Tăng Khoái Cảm Quan Hệ

Gắn Bi Dương Vật, Tăng Kích Thước Cậu Nhỏ, Tăng Khoái Cảm Quan Hệ

Gắn bi dương vật đang được rất nhiều nam giới tìm hiểu và thực hiện. Bởi, đây là cách đơn giản và nhanh nhất...

Nguyên nhân gây bìu xệ và cách chữa

Nguyên nhân gây bìu xệ và cách chữa

Bìu thực chất là túi da mỏng, sẫm màu, làm nhiệm vụ chứa đựng, nâng đỡ và giữ nhiệt độ cần thiết cho quá...

Beta Hcg là gì? Liên quan gì đến tuổi thai?

Beta Hcg là gì? Liên quan gì đến tuổi thai?

Bet7a hcg là gì? nó có liên quan gì đến tuổi thai mà mẹ bầu cần lưu ý? Hãy cùng Bác Sĩ Phòng Khám...

Ăn gì để tăng cường sinh lý nam

Ăn gì để tăng cường sinh lý nam

Tự ti, mặc cảm, chán nản… là tâm lý chung của hầu hết các quý ông khi không may gặp phải trục trặc trong...

Bị ngứa rát ở bìu

Bị ngứa rát ở bìu

Tình trạng bị ngứa rát ở bìu sẽ không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ các sai lầm trong đời sống sinh hoạt. Trên...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Gia Hân đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước