Xét về mức độ nguy hiểm, giang mai chỉ xếp thứ hai sau HIV/AIDS. Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc những tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết chứa mầm bệnh,…cũng có thể khiến mầm bệnh lây lan nhanh chóng từ người sang người.
Giang mai có biểu hiện khá phức tạp, thời gian ẩn bệnh tương đối dài khiến phần lớn người bệnh chủ quan bỏ qua. Vậy trong các giai đoạn này, giang mai có ngứa không? một số chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp bạn đọc có lời giải đáp chính xác cho vấn đề này.
Giang mai và 4 giai đoạn phát triển của bệnh cần lưu ý
Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.
* Giai đoạn 1:
Sau thời gian ủ bệnh từ khoảng 3 – 6 tuần, xoắn khuẩn bắt đầu gây ra những tổn thương tại vị trí lây nhiễm bệnh. Đặc trưng của giai đoạn này là xuất hiện “săng”.
“Săng” giang mai là những viêm loét, hình tròn hay bầu dục có kích thước từ 0,3 đến 3 cm, bờ nhẵn, màu đỏ, nền cứng. Vết loét này không đau, không ngứa, không mủ.
- Đối với nam giới săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật.
- Đối với nữ giới xoắn khuẩn giang mai có ở môi lớn, môi nhỏ, âm đạo và lan tran lên cả hậu môn, miệng nếu có quan hệ tình dục bằng miệng.
Ngoài ta, bệnh nhân sẽ thấy hạch nổi quanh vùng bẹn.
Thông thường, các biểu hiện nay sẽ tự biến mất sau khoảng 2 – 6 tuần nên rất nhiều người lầm tưởng bệnh đã khỏi và chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, trên thực tế xoắn khuẩn vẫn đang âm thầm phát triển, đi vào máu và gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn ở giai đoạn sau.
* Giai đoạn 2:
Xuất hiện sau giai đoạn 1 từ 4 – 10 tuần với các dấu hiệu nhận biết sau:
- Các nốt ban mọc toàn thân, tứ chi, mọc đối xứng, màu hồng như hoa đào, không nổi cao trên da, khi ấn vào các nốt ban lặn đi. Ban xuất hiện trong vòng 1-2 tuần, tồn tại trong vòng nửa tháng rồi tự mất đi.
- Các sẩn giang mai bắt đầu xuất hiện, hình như quả dâu, màu đỏ, nổi gồ cao trên da. Các sẩn này có kích thước khác nhau, liên kết tạo thành từng mảng trên da.
- Sẩn giang mai khi mọc ở miệng, niêm mạc sinh dục hậu môn sẽ làm tổn thương niêm mạc, niêm mạc bị mủn đi, bợt và trợt ra qua quan hệ tình dục, vận động mạnh hoặc mặc quần áo chật cọ xát,….
- Hạch nổi toàn thân, thường xuất hiện ở nách, bẹn, sau tai, dưới hàm. Các hạch trở nên cứng, không đau.
Ngoài ra, ở giai đoạn bệnh giang mai này, người bệnh cũng sẽ thấy một vài biểu hiện khác như: sốt, hạch bạch huyết sưng, đau họng, rụng tóc, đau đầu, giảm cân, đau cơ và mệt mỏi,…
* Giai đoạn 3:
Đây là giai đoạn tiềm ẩn với các biểu hiện triệu chứng không rõ rệt. Lúc này, xoắn khuẩn giang mai vẫn tiếp tục phát triển trong cơ thể trong nhiều năm mà không có dấu hiệu gì.
* Giai đoạn 4:
Ở giai đoạn cuối, giang mai không có khả năng lây lan sang cho người khác, được chia thành 3 hình thức khác nhau đó là:
- Củ giang mai: Xuất hiện những tổn thương gồ trên mặt da màu đỏ hồng, không gây đau. Củ giang mai xếp theo hình nhẫn, hình vòng cung nhưng ranh giới rất rõ ràng. Củ giang mai thường ít lây hơn, tạo thành vết loét, để lạ sẹo sau khi khỏi.
- Giang mai thần kinh: Xoắn khuẩn tấn công vào hệ thần kinh làm suy giảm chức năng hệ thống thần kinh trung ương, tổn thương não với các bệnh lý bao gồm viêm màng não, mạch máu não, tổn thương thoái hóa não. Bệnh có thể làm suy nhược trầm cảm, động kinh, đột quỵ, gây ảo giác với bệnh nhân.
- Giang mai tim mạch: phình động mạch là biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất.
Giang mai có ngứa không?
Giang mai có ngứa không? là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm lo lắng. Để giúp bạn đọc có lời giải đáp chính xác cho vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Bác sĩ cho biết:
Bệnh giang mai diễn biến phức tạp và thường trải qua 4 giai đoạn. Có những thời điểm, triệu chứng của bệnh bùng phát dữ dội nhưng có giai đoạn bệnh tiềm ẩn, dấu hiện nhận biết rất mơ hồ.
Nhiều người vẫn lầm tưởng các vết loét trên da do giang mai gây ra sẽ ngứa, càng nặng thì càng ngứa nhưng trên thực tế thì hoàn toàn trái ngược. Bệnh giang mai không ngứa dù trong giai đoạn đầu hoặc cuối. Đây cũng là điều khiến giang mai khó khăn trong việc nhận biết, những vết loét bị nhầm tưởng với những bệnh ngoài da thông thường. Đó là lý do khiến nhiều người chủ quan bỏ qua.
Bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề này để tiến hành làm xét nghiệm giang mai sớm (nhất là sau khi có quan hệ tình dục không an toàn với những đối tượng có đời sống tình dục phóng khoáng: trai bao, gái mại dâm,…)
Chần chờ trong việc thăm khám có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Đáng kể nhất chính là tình trạng viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, thậm chí bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan, viêm màng não…có thể tử vong. Giang mai bẩm sinh có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc dị dạng thai sau khi sinh.
Phát hiện sớm – điều trị đúng cách là chìa khóa giải quyết bệnh giang mai
Như trên vừa chia sẻ, giang mai có thời gian ủ bệnh từ 3 – 6 tuần, thậm chí ở giai đoạn thứ 3, bệnh tiềm ẩn và hầu như không có biểu hiện lâm sàng. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường trên da, nghi ngờ bị giang mai tốt nhất hãy:
- Dừng quan hệ tình dục cũng như có ý thức tránh lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt, với những người đang mang thai càng cần phải chú ý hơn.
- Bệnh giang mai không thể tự khỏi. Đừng chần chờ không đi khám hoặc mua thuốc về điều trị triệu chứng sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
- Nếu đã có quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc với những người bị giang mai thì bạn nên đi làm xét nghiệm. Đây là cách duy nhất giúp bạn phát hiện bệnh sớm ngay khi giang mai chưa có biểu hiện ra ngoài.
- Nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa về bệnh xã hội để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách. Bệnh giang mai càng được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị càng tăng cao.
Phòng khám Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi là địa chỉ bạn có thể tin tưởng tới làm xét nghiệm và được tư vấn hướng điều trị phù hợp:
- Ở giai đoạn 1, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh dạng tiêm, dạng uống để hỗ trợ chữa trị hiệu quả.
- Ở giai đoạn nặng, các bác sĩ sẽ can thiệp xử lý bằng phương pháp cân bằng miễn dịch: tiêm thuốc trực tiếp lên ổ bệnh, giúp loại bỏ triệu chứng nhanh chóng, khống chế sự phát triển của xoắn khuẩn, tái tạo các tế bào mới nhằm mang lại hiệu quả lâu dài sau quá trình điều trị.
Mọi thắc mắc về bệnh giang mai có ngứa không? vui lòng nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi theo Hotline: 0375.636.552 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí 24/24h.