Hiện nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm HPV được ra đời với mục đích sớm tìm ra virus HPV trong cơ thể, để có phương pháp điều trị kịp thời. Trong đó, xét nghiệm HPV bằng máu được cho là phương pháp được thực hiện phổ biến, dễ thực hiện, cho kết quả chính xác… Và để giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức xét nghiệm này, đừng bỏ lỡ thông tin ở bài viết dưới đây.
Mục đích của xét nghiệm HPV bằng máu là gì?
Xét nghiệm HPV thực chất là một thủ thuật y khoa nhằm phát hiện sự có mặt của siêu vi trùng papilloma ở người. Hiện nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm HPV được ra đời, trong đó xét nghiệm HPV bằng máu được thực hiện khá phổ biến:
Virus HPV sẽ được phát hiện khi kiểm tra thành phần huyết thanh. Kết quả dương tính cho biết nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý liên quan.
Đây là cách xét nghiệm sùi mào gà có thể mang đến kết quả chính xác nhất. Phương pháp này áp dụng với những trường hợp đang nghi ngờ bản thân mắc sùi mào gà nhưng chưa có những biểu hiện rõ ràng.
Ngoài xét nghiệm HPV bằng máu, tùy vào điều kiện sức khỏe, tác nhân gây bệnh, bác sỹ còn có thể chỉ định người khám thực hiện một trong số các xét nghiệm HPV khác như:
- Xét nghiệm sùi mào gà thông qua mẫu dịch: Do virus gây bệnh sùi mào gà có thể lưu trú trong dịch của người bệnh (dịch niệu đạo ở nam và dịch âm đạo đối với nữ). Do đó, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu lấy dịch của người bệnh để tiến hành xét nghiệm.
- Xét nghiệm mẫu vật: Những nốt u nhú giống như mụn cóc ở da sẽ là biểu hiện của những virus HPV. Do đó mụn cóc sẽ được sử dụng để chẩn đoán chủng loại virus thuộc nhóm lành tính hay ác tính.
- Xét Nghiệm HPV Cobas – Test: Là phương pháp được tiến hành bằng cách chỉ cần lấy một mẫu tế bào chết tại cổ tử cung để thực hiện cùng lúc 2 thành phần là: xét nghiệm tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung và xét nghiệm để tìm virus HPV.
- Xét nghiệm sùi mào gà xác định type HPV – PCR: Cho kết quả bạn có bị nhiễm HPV ở thời điểm hiện tại hay không? nếu có là ở nhóm nào, nguy cơ thấp hay cao? Việc xét nghiệm này dùng để xác định loại HPV bằng bệnh phẩm được lấy từ âm đạo – cổ tử cung hoặc mảnh sinh thiết cổ tử cung (đối với nữ giới); mẫu niệu đạo hoặc dịch niệu đạo (đối với nam giới).
Như vậy, bên cạnh kỹ thuật xét nghiệm HPV bằng máu, thì còn rất nhiều phương pháp khác mà bạn có thể được thực hiện. Vì thế, ngay khi có nguy cơ nhiễm virus, bạn cần nhanh chóng đến ngay các phòng khám chuyên khoa uy tín để được bác sỹ thăm khám và tư vấn điều trị sớm nhất.
Quy trình thực hiện xét nghiệm HPV bằng máu chính xác nhất?
Để đảm bảo kết quả chính xác tuyệt đối, quy trình thực hiện xét nghiệm HPV phải được thực hiện chặt chẽ, kỹ lưỡng.
Về cơ bản, quy trình sẽ gồm những bước như sau:
– Lấy mẫu xét nghiệm: Nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy máu người khám để đưa vào ống nghiệm.
– Tiến hành kiểm tra mẫu: Sau khi thu thập được mẫu xét nghiệm, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ dùng những thiết bị y tế chuyên dụng để kiểm tra, phân tích và đánh giá, đưa ra kết quả.
– Trả kết quả cho người bệnh: Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng và thông báo cho người bệnh.
- Nếu kết quả âm tính, bác sĩ sẽ kết luận bệnh hoặc có thể làm thêm một số xét nghiệm khác để phát hiện ra bệnh khác (nếu có).
- Nếu kết quả là dương tính, bạn được chẩn đoán đã mắc bệnh sùi mào gà và nên tuân theo hướng dẫn điều trị.
Nhiễm virus HPV (Human papillomavirus) là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung, (nhiễm HPV tìm thấy ở 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung), ung thư hậu môn, vòm họng, dương vật… vậy nên, chủ động chăm sóc sức khỏe, tầm soát bệnh cũng như thực hiện xét nghiệm HPV sớm là giải pháp giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Nếu có bất cứ băn khoăn nào xoay quanh về việc thực hiện xét nghiệm HPV bằng máu hoặc nghi ngờ bản thân có nguy cơ mắc bệnh, đừng lo lắng, hãy chat ngay với bác sỹ của chúng tôi theo mục [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi trực tiếp đến Hotline: 0375.636.552 để được giải đáp nhanh nhất.