Giãn tĩnh mạch thừng tinh được biết đến là một trong những bệnh lý đáng lo ngại vì những biến chứng của bệnh là hết sức nghiêm trọng đối với nam giới. Đáng lo ngại khi giãn tĩnh mạch thừng tinh nếu như không được điều trị kịp thời sẽ là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở nhiều nam giới. Chính vì thế mà xác định nguyên nhân, chủ động điều trị và phòng tránh bệnh là một trong những việc làm hết sức cần thiết
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn và xoắn bất thường của tĩnh mạch tinh đoạn đi trong thừng tinh. Bệnh này thường xuất hiện quanh tinh hoàn trái với trên 80% trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra ở bên trái. Cơ chế gây bệnh được lí giải như sau:
Bình thường máu từ tinh hoàn trái được tĩnh mạch tinh hoàn trái dẫn về tĩnh mạch thận trái, còn máu từ tinh hoàn phải được tĩnh mạch tinh hoàn phải dẫn trực tiếp về tĩnh mạch chủ dưới.
Các tĩnh mạch trong tinh hoàn, cũng như tĩnh mạch ở chân, có những van giúp đỡ cho máu đi về tim. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra khi tĩnh mạch tinh không có van, hoặc hệ thống van chống trào ngược bị trục trặc, do đó máu từ tĩnh mạch thận, hoặc tĩnh mạch chủ dưới trào ngược vào tĩnh mạch tinh làm cho tĩnh mạch tinh ngày càng giãn rộng, lượng máu ứ đọng lại quanh tinh hoàn quá nhiều. Hậu quả là tạo thành búi ngoằn nghèo ở bìu.
Hiện nay, các nhà chuyên môn xếp giãn tĩnh mạch thừng tinh vào nhóm bệnh tự phát do chưa xác định được chính xác nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Một số giải thuyết cho rằng: suy van tĩnh mạch, vị trí đổ của tĩnh mạch tinh vào tĩnh mạch thận trái hoặc tĩnh mạch chủ bụng có sự bất thường hoặc người bệnh xuất hiện khối u vùng tiểu khung, sau phúc mạc,…làm gia tăng áp lực ổ bụng, có thể do nhiệt độ ở bìu tăng cao đột biến, một số trường hợp bị bệnh bẩm sinh do sự bất thường trong cấu trúc của tĩnh mạch,…đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Những triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hầu như rất khó nhận biết, đặc biệt là thời điểm tình trạng giãn xoắn mới hình thành, triệu chứng xuất hiện từ từ, thoáng qua khiến nam giới chủ quan bỏ qua. Bệnh thường phát triển qua 3 cấp độ:
- Độ 1: không nhìn thấy, không sờ thấy, chỉ sờ thấy búi tĩnh mạch tinh bị giãn khi làm nghiệm pháp Valsalva.
- Độ 2: Không nhìn thấy, nhưng sờ thấy búi tĩnh mạch tinh bị giãn.
- Độ 3: Nhìn thấy rõ, sờ thấy dễ dàng búi tĩnh mạch tinh bị giãn.
Ở cấp độ nhẹ, các biểu của bệnh hầu như như không rõ ràng, để phát hiện được tình trạng giãn xoắn của tĩnh mạch thừng tinh, nam giới cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thực hiện nghiệm pháp Valsalva và siêu âm màu Doppler hoặc các xét nghiệm cần thiết để giúp phát hiện được thân tĩnh mạch tinh bị giãn, có dòng trào ngược.
Tuy nhiên, trước đó, nam giới có thể nhận biết được bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh qua một số biểu hiện lâm sàng như:
- Bệnh nhân cảm thấy nằng nặng, tưng tức ở tinh hoàn; đôi khi chỉ có cảm giác nong nóng, khó chịu mơ hồ ở bìu, bên có giãn tĩnh mạch tinh. Triệu chứng rõ hơn khi bệnh nhân đi lại, làm việc và hoạt động thể lực.
- Bệnh nhân tự nhìn thấy hoặc sờ thấy búi tĩnh mạch giãn to, chạy ngoằn ngoèo dưới da bìu, càng rõ hơn khi bệnh nhân ở tư thế đứng và đi lại.
- Bệnh nhân tự sờ thấy một bên tinh hoàn nhỏ hơn bên đối diện.
- Nhận biết qua kết quả tinh dịch đồ: thể tích tinh hoàn nhỏ, rối loạn sinh tinh do sự thay đổi mô học của tinh hoàn, bất thường của tinh dịch đồ, giảm nồng độ tiết tố và thay đổi nhiều hormon khác,…
Giãn tĩnh mạch tinh có thể được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ ở trường phổ thông, nhưng không được điều trị gì hoặc được phát hiện khi nam giới đi khám vô sinh.
Điều trị căn bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng: trước khi tiến hành hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, các bác sĩ cần khám, siêu âm chẩn đoán mức độ bệnh, thể trạng của người bệnh. Sau đó sẽ tùy vào từng trường hợp mà đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị cụ thể.
Không phải bệnh nhân nào bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng cần phẫu thuật mà chủ yếu là theo dõi. Nếu bạn không đau hoặc không có trở ngại trong vấn đề sinh sản, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên theo dõi tiếp. Trong quá trình theo dõi, nếu tĩnh mạch không giãn lớn, không làm bạn khó chịu và không trở ngại trong việc sinh sản, bạn không cần hỗ trợ điều trị gì thêm.
Trong trường hợp bạn bị đau, nếu tĩnh mạch thừng tinh bị giãn to ngoằn ngoèo mất thẩm mỹ, tinh hoàn teo nhỏ (nhất là ở bé trai) hoặc nếu có kết quả bất thường khi thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ các bác sĩ sẽ chỉ định mổ để khắc phục hiệu quả tình trạng bệnh lý này.
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật vi phẫu là phương pháp được áp dụng nhiều nhất vì hiệu quả cao, ít biến chứng. Sau phẫu thuật, khoảng 60 – 80% bệnh nhân có số lượng và chất lượng tinh trùng cải thiện đáng kể.
Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp nam giới có những thông tin cần thiết về nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh đồng thời nắm được phương pháp điều trị bệnh một cách kịp thời, hiệu quả.
Mọi băn khoăn xin vui lòng liên hệ Hotline: 0375.636.552 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ đặt lịch hẹn khám ưu tiên.