Địa chỉ : Tầng 7, 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

thời gian

8:00 - 20:00

hotline

0375.636.552

Sức khỏe sinh sản là gì? những điều bạn cần phải biết

  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu – Sinh dục – Bệnh viện Việt Đức

BS Nguyễn Quang Cừ

(Cuộc gọi miễn phí 100%)

Sức khỏe sinh sản là gì và một số khái niệm, chỉ số, cách tính chỉ số trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản.

Các chuyên gia cho rằng, kiểm tra sức khoẻ sinh sản chính là việc thăm khám và kiểm tra sức khỏe của cả nam và nữ (cả vợ lẫn chồng) trước khi kết hôn. Hoặc những người trước khi kết hôn chưa đi thăm khám có thể đi kiểm tra trước khi có con. Qua đó giúp các cặp đôi có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe, khả năng sinh sản của mình trước khi chính thức kết hôn hoặc khi có kế hoạch chuẩn bị sinh con.

Tìm kiếm trên Google

Đi kiểm tra sức khỏe sinh sản đang trở thành vấn đề tất yếu, được cả xã hội quan tâm. Nhất là khi tỷ lệ vô sinh nam và nữ đang gia tăng mạnh thì việc khám sức khỏe sinh sản lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Để xác định chính xác các nội dung trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ta cần biết các chỉ số đánh giá cụ thể trong lĩnh vực này.

I. Các dạng chỉ số.

1. Tỷ số: Là một số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 bộ phận cùng một tổng thể nghiên cứu. Ở chỉ tiêu này tử số không nằm trong mẫu số. VD: tỷ số Nam/Nữ.

bao-thai-trong-tu-cung

2. Tỷ lệ: Là một số tương đối biểu hiện sự tương quan giữa một bộ phận của tổng thể với tổng thể nghiên cứu. Ở chỉ tiêu này tử số là một phần của mẫu số.

VD: Tỷ lệ dân số dưới 5 tuổi: Tổng số dân số dưới 5 tuổi/ tổng số dân số x 1000.

Người ta thường tính tỷ lệ %, ‰ …bằng cách nhân với hằng số K. Hằng số K là 100, 1000, 100.000.

3. Tỷ suất: Là một số tương đối để đo lường tần suất xuất hiện của hiện tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó tử số là các sự kiện mới phát sinh và mẫu số là số lượng cá thể có thể phát sinh ra sự kiện đó.

Tỷ suất = Số sự kiện mới phát sinh trong khoảng thời gian xác định thuộc một khu vực/Số lượng các thể tích trung bình có khả năng phát sinh ra các sự kiện đó của khu vực trong cùng một thời gian x K.

Tìm kiếm trên Google

II. Một số khái niệm

1. Phụ nữ có thai: là phụ nữ có thai trong hoặc ngoài tử cung.

2. Tuổi thai: Tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng của thai phụ, trường hợp không nhớ ngày đầu của kỳ kinh cuối sẽ dựa trên siêu âm để ước tính.

3. Thai non tháng: Là thai từ đủ 22 tuần đến dưới 37 tuần

4. Thai đủ tháng: Là thai đủ 37 tuần tuổi đến 42 tuần

5. Thai quá ngày sinh: Là thai quá 42 tuần.

6. Thai chết trong tử cung: Là thai chết và lưu lại trong buồng tử cung của người mẹ, có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào khi chưa có chuyển dạ.

7. Đẻ: Là việc kết thúc thai nghén, thai nhi được lấy ra khỏi cơ thể người mẹ từ đủ 22 tuần tuổi trở lên bất kể trẻ sống hay chết và cũng không cần xác định chửa trong tử cung hay ngoài tử cung.

sinh-mo-va-sinh-thuong

8. Trẻ đẻ sống: Là thai nhi được lấy ra khỏi cơ thể người mẹ từ đủ 22 tuần tuổi trở lên và có bất kỳ dấu hiệu sự sống nào như dây rốn đập, tim đập… dù dây rốn đã cắt hoặc chưa cắt.

9. Trẻ đẻ chết: Là thai nhi được lấy ra khỏi cơ thể người mẹ từ đủ 22 tuần tuổi trở lên không có bất kỳ dấu hiệu sự sống nào dù dây rốn đã cắt hoặc chưa cắt.

10. Tử vong chu sinh: Là tử vong thai từ đủ 22 tuần đến 7 ngày sau sinh

11. Tử vong sơ sinh: Là trẻ đẻ ra sống và tử vong trong vòng 28 ngày sau sinh

12. Tử vong dưới 1 tuổi: Là số trẻ đẻ ra sống và tử vong đến dưới 1 tuổi

13. Tử vong trẻ dưới 5 tuổi: Là số trẻ đẻ ra sống và tử vong đến dưới 5 tuổi

14. Trẻ nhẹ cân: Là trẻ sinh ra có trọng lượng dưới 2.500g

15. Tử vong mẹ: Là số bà mẹ tử vong từ khi có thai đến 42 ngày sau đẻ (không tính tai nạn, tự tử, ngộ độc).

16. Số phụ nữ đẻ được khám thai: Là số phụ nữ đẻ được khám thai từ 1 lần trở lên

17. Số phụ nữ đẻ được khám thai từ 4 lần trở lên/3 kỳ: Là số đẻ được khám thai đủ 4 lần trong 3 kỳ (3 tháng đầu 1 lần, 3 tháng giữa 1 lần, 3 tháng cuối 2 lần ).

18. Số phụ nữ được chăm sóc sau sinh tại nhà: Là số phụ nữ sau đẻ 42 ngày được người có chuyên môn y tế đến chăm sóc tại nhà tối thiểu 1 lần.

19. Đặt dụng cụ tử cung: Là số phụ nữ được đặt dụng cụ tránh thai trong buồng tử cung.

đặt vòng tránh thai

20. Phá thai: Là phụ nữ có thai nhưng không có nhu cầu sinh nên đã thực hiện phá thai. Phá thai có thể dùng phương pháp ngoại khoa là hút thai, nạo thai, gây đẻ non; Hoặc có thể phá thai nội khoa tức là uống thuốc gây sẩy thai.

21. Tổng số cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại: Là tổng số các cặp vợ chồng đang thực hiện biện pháp tránh thai: đặt dụng cụ tử cung, thuốc uống tránh thai hàng ngày, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, bao cao su, triệt sản.

22. Ba thai kỳ: Là có thai trong 3 tháng đầu gọi là thai kỳ 1, 3 tháng giữa gọi là thai kỳ 2, 3 tháng cuối gọi là thai kỳ 3.

Tìm kiếm trên Google

III. Cách tính:

1. Tỷ lệ giới tính khi sinh = Tổng số trẻ trai/ Tổng số trẻ gái

2. Tỷ suất tử vong chu sinh = Tổng số tử vong chu sinh/Tổng số trẻ đẻ sống x 1.000

3. Tỷ suất tử vong sơ sinh = Tổng số tử vong sơ sinh/Tổng số trẻ đẻ ra sống x 1.000

4. Tỷ suất tử vong dưới 1 tuổi = Tổng số tử vong dưới 1 tuổi/Tổng số trẻ đẻ ra sống x 1.000

5. Tỷ suất tử vong dưới 5 tuổi = Tổng số tử vong dưới 5 tuổi/Tổng số trẻ đẻ ra sống x 1.000

6. Tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân = Tổng số trẻ đẻ sống có cân nặng dưới 2.500 g/ Tổng số trẻ đẻ sống x 100.

7. Tỷ lệ tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống = Tổng số bà mẹ tử vong / Tổng số trẻ đẻ sống x 100.000.

8. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai = Tổng số phụ nữ đẻ được khám thai/ tổng số người đẻ x 100.

9. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trở lên/ 3 thai kỳ = Tổng số phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trở lên/ Tổng số phụ nữ đẻ x 100.

10. Tỷ lệ phụ nữ được chăm sóc sau sinh tại nhà = số phụ nữ sau sinh trong vòng 42 ngày được người có chuyên môn y tế chăm sóc tại nhà/ Tổng số người đẻ x 100.

Khám sức khỏe sinh sản cần khám những gì?

Khám sức khỏe trước khi kết hôn bao gồm: Khám sức khỏe tổng thể và khám sức khỏe sinh sản. Các hạng mục chính cần kiểm tra là:

Dù bạn lựa chọn bất cứ một danh mục khám nào thì câu trả lời cho khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì vẫn là khám thể thực, xét nghiệm máu, nước tiểu, khám lâm sàng tổng quát, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng. Sau khi có kết quả khám tổng quát, bác sĩ sẽ kết luận tình trạng sức khỏe của người khám. Nếu có vấn đề gì sẽ được các bác sĩ tư vấn và đưa ra phương án điều trị hợp lý, tối ưu nhất.

khám sức khỏe sinh sản là gì

Các danh mục trong khám sức khỏe tổng thể

  • Khám thể lực: bao gồm xác định cân nặng, chiều cao, huyết áp, mạch đập.
  • Khám lâm sàng tổng quát sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra để đánh giá tổng quát về hệ tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, nội tiết, thận – tiết niệu, cơ xương khớp, tình trạng thần kinh, tâm thần, tai-mũi-họng, mắt, răng-hàm-mặt, da liễu. Ngoài ra tùy từng đặc điểm và yêu cầu của mỗi người có thể mở rộng phạm vi khám sang một số chuyên khoa khác như phụ khoa, lão khoa, ung bướu,…
  • Xét nghiệm nước tiểu, máu: Những xét nghiệm thường thấy là xét nghiệm cộng thức máu 18 thông số, nước tiểu 10 thông số, đường huyết, mỡ máu, men gan, chức năng thận, viêm gan B,…
  • Chẩn đoán hình ảnh: Thông thường xét nghiệm này thường được tiến hành bằng việc chụp X quang tại các vị trí như cột sống cổ, lồng ngực, khung chậu, cột sống thắt lưng,…Thêm vào đó là tiến hành siêu âm…Tùy theo tình trạng mỗi người mà vị trí chụp X quang với siêu âm là khác nhau.
  • Thăm dò chức năng: Tùy tình trạng và nguy cơ của mỗi người mà có thể thực hiện đo loãng xương, điện tâm đồ, điện não đồ,…

Các danh mục trong khám sức khỏe sinh sản

Theo bác sĩ các cặp đôi nên có kế hoạch khám trước khi cưới khoảng 3 – 6 tháng. Khám sức khỏe sinh sản thường bao gồm:

  • Khám sức khỏe tổng quát
  • Xét nghiệm mẫu máu: Tổng phân tích tế bào máu; Xác định nhóm máu ABO, Rh; Sinh hóa máu (Glucose, GOT, GPT, Ure, Creatini, Cholesterol, Triglycerid)
  • Tổng phân tích nước tiểu
  • Xét nghiệm HIV, HBsAg
  • Xét nghiệm dịch âm đạo
  • Xét nghiệm dịch niệu đạo
  • Tinh dịch đồ
  • Siêu âm ổ bụng
  • Siêu âm vú
  • Siêu âm tinh hoàn
  • Nội tiết tố sinh dục
  • Sàng lọc gen, sàng lọc di truyền.

Tại sao cần phải khám sức khỏe sinh sản?

Tại sao cần phải khám sức khỏe sinh sản

  • Được chuẩn bị kiến thức, tâm lý về đời sống tình dục và sinh con
  • Được tư vấn, giải đáp chi tiết, cặn kẽ về kế hoạch hóa gia đình
  • Nhận biết chức năng sinh sản có hoạt động bình thường, ổn định hay không
  • Phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, hiệu quả, ngăn chặn biến chứng
  • Đảm bảo sinh con khỏe mạnh
  • Tư vấn, điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống

Quy trình khám sức khỏe sinh sản

Quy trình khám sức khỏe sinh sản

  • Bước 1: Bác sĩ tiến hành khai thác thông tin: Sau khi đăng ký, bác sĩ tiến hành hỏi bệnh, khai thác thông tin nhằm phục vụ cho các bước kiểm tra tiếp theo.
  • Bước 2: Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra cơ quan sinh dục thông qua quan sát bằng mắt và dùng tay để cảm nhận trực tiếp. Các bác sĩ đánh giá cấu trúc cơ quan sinh dục ngoài, các triệu chứng khác lạ cũng như đánh giá chung về khả năng tình dục.
  • Bước 3: Thực hiện các xét nghiệm, siêu âm cần thiết: Các chị em tiến hành thực hiện các xét nghiệm, siêu âm cần thiết để kiểm tra các bệnh lý xảy ra ở cơ quan sinh dục – sinh sản, có phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.

Địa chỉ khám sức khỏe sinh sản đáng tin cậy tại Hà Nội

Một trong những địa chỉ khám sức khỏe sinh sản nữ mà chị em có thể tin tưởng lựa chọn là Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Bởi:

  • Phòng khám quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trên 30 năm kinh nghiệm: Các bác sĩ kinh nghiệm làm việc trên 30 năm tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Nhiều bác sĩ còn có quá trình học tập, công tác lâu năm ở bệnh viện trung ương và nước ngoài.
  • Sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến trong thăm khám, điều trị các bệnh lý: Phòng khám được thiết kế đầy đủ các phòng chức năng chuyên dụng của một cơ sở y tế đạt chuẩn quốc tế. Trang thiết bị y tế được đầu tư hiện đại, tiên tiến, hoàn toàn nhập khẩu. Bác sĩ không ngừng học hỏi, cập nhật các kỹ thuật mới.
  • Áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến: Trong điều trị bệnh lý, phòng khám áp dụng điều trị kết hợp giữa Tây Y hiện đại với Đông Y cổ truyền nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng cho người bệnh.
  • Mức chi phí hợp lý, theo đúng quy định của Sở Y tế Hà Nội: Chi phí công khai rõ ràng, minh bạch, phân cụ thể theo từng hạng mục, đúng theo quy định của Sở Y tế Hà Nội.
  • Phục vụ chuyên nghiệp, thủ tục nhanh chóng: Khách hàng được nhân viên y tế tiếp đón nhiệt tình, chu đáo, hướng dẫn thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng, đơn giản. Phòng khám tôn trọng quyền riêng tư, bảo mật thông tin tuyệt đối cho người bệnh.
  • Áp dụng nhiều gói khám điều trị khác nhau: Phòng khám đưa ra nhiều gói khám ưu đãi khác nhau phù hợp với khả năng tài chính, mục đích và mong muốn của người bệnh.

Tìm kiếm có liên quan sức khỏe sinh sản là gì?

  • Sức khỏe sinh sản bao gồm những nội dung gì
  • Sức khỏe sinh sản Tiếng Anh là gì
  • 10 nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản
  • Bài viết về sức khỏe sinh sản
  • Hỏi đáp sức khỏe sinh sản
  • Sức khỏe sinh sản vị thành viên
  • Bài thuyết trình về sức khỏe sinh sản
  • Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản

Lưu ý: "Phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại kết quả cao trong quy trình hỗ trợ chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Ăn Gì Để Tinh Trùng Khỏe Mạnh ?

Ăn Gì Để Tinh Trùng Khỏe Mạnh ?

Để Tinh Trùng Khỏe Mạnh có thể đậu thai tự nhiên thì ngoài một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh thì cần...

Biến chứng của bệnh lậu – Bệnh lậu nguy hiểm như nào?

Biến chứng của bệnh lậu – Bệnh lậu nguy hiểm như nào?

Nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị , biến chứng của bệnh lậu sẽ để lại rất nhiều hậu quả khôn...

Điều trị bệnh lậu

Điều trị bệnh lậu

Điều trị Bệnh Lậu càng sớm, hiệu quả sẽ càng cao, ngược lại nếu chủ quan không thăm khám và chữa trị bệnh sớm,...

Phòng khám thai uy tín ở Thanh Xuân

Phòng khám thai uy tín ở Thanh Xuân

Nếu đang có nhu cầu tìm kiếm và lựa chọn một phòng khám thai uy tín ở Thanh Xuân? Thông tin ở bài viết...

Dùng cốc nguyệt san có làm mất trinh không?

Dùng cốc nguyệt san có làm mất trinh không?

Thay vì sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon gây bí bách, luôn trong tình trạng lo sợ bị trào ra,…. Thì cốc nguyệt...

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai là gì? Một trong những cách tránh thai được nhiều chị em lựa chọn hiện nay là...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Gia Hân đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước