Viêm đường tiết niệu được biết đến là một trong những bệnh lý phổ biến và hoàn toàn có thể gây nên những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đối với sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng có những kiến thức cần thiết về bệnh lý này. Đặc biệt việc điều trị bệnh chính là một trong những yếu tố quan trọng mà người bệnh cần chủ động trong việc thực hiện nhằm hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vậy thuốc viêm đường tiết niệu nên được sử dụng trong trường hợp này cụ thể là gì? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Phát hiện nhanh bệnh viêm đường tiết niệu qua những dấu hiệu điển hình
Đường tiết niệu thường bao gồm: thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang. Khi một hoặc một số bộ phận này bị vi khuẩn tấn công sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm ở mức độ cấp tính hoặc mãn tính (tái phát nhiều lần).
Bệnh lý viêm đường tiết niệu chính là chỉ tình trạng nhiễm khuẩn tại các cơ quan thuộc hệ tiết niệu.
Tác nhân gây hại thường gặp nhất gây ra bệnh lý này chính là E.Coli. Chúng lây từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài, gây viêm niệu đạo, bàng quang, tiếp đó xâm nhập và gây viêm lan lên các bộ phận trên.
Khi tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu xảy ra, người bệnh sẽ thấy cơ thể có một số biểu hiện như:
- Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, tiểu rắt, tiểu liên tục, lượng nước tiểu ít. Luôn muốn đi tiểu dù trước đó mới tiểu xong.
- Tiểu buốt, cảm giác như có kim châm là dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm đường tết niệu.
- Đau và nóng rát, cảm thấy ậm ạch khó chịu ở bụng dưới, thắt lưng.
- Tình trạng viêm nhiễm kéo dài rất dễ lây lan đến thận khiến bệnh nhân cảm thấy đau lưng, sốt, cảm giác buồn nôn và nôn.
Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Hệ tiết niệu là hệ cơ quan giúp cơ thể thải ra môi trường ngoài ngoài những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. Các chất lỏng này tập trung ở thận, một phần sẽ được hấp thu lại ở đây, phần còn lại sẽ được lọc và chuyển xuống bàng quang, qua niệu đạo để tống xuất ra ngoài cơ thể.
Khi có sự tấn công của các virus, vi khuẩn gây hại, chúng sẽ hoạt động và gây suy giảm chức năng hoạt động của hệ tiết niệu, kéo theo đó là một loạt hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng tình dục, khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới. Cụ thể như sau:
- Suy giảm chức năng thận: Viêm nhiễm kéo dài khiến vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào bàng quang gây nhiễm trùng và làm suy giảm nghiêm trọng chức năng của thận. Khi đó các chất cặn bã bị ứ đọng trong cơ thể không được đảo thải hoàn toàn ra ngoài, có thể gây ra nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.
- Gây hẹp niệu đạo: Viêm niệu đạo kéo dài có thể gây ra sẹo làm hẹp niệu đạo, khó khăn trong việc tiểu tiện.
- Suy giảm chức năng sinh dục, hiếm muộn: Viêm nhiễm nặng có thể khiến vi khuẩn trong niệu đạo dễ dàng xâm nhập vào tinh hoàn, bàng quang, ống dẫn tinh,…ảnh hưởng đến chức năng sinh dục, rối loạn cương dương, xuất tinh ra máu, đau đớn khi quan hệ, suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Viêm nhiễm nặng, mãn tính tại đường tiết niệu được xác định là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
- Làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện để tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm qua đường tình dục không an toàn như sùi mào gà, lậu…
Thuốc viêm đường tiết niệu
Căn bệnh viêm đường tiết niệu nếu như không được tiến hành thăm khám cũng như chủ động trong việc điều trị hiệu quả hoàn toàn có thể gây nên những biến chứng hết sức nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến quá trình đào thải và lọc chất cặn bã của cơ thể, làm giảm sút sức khỏe nghiêm trọng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định: bệnh lý này nếu được phát hiện sớm thì kết quả điều trị rất khả quan. Do đó, khi có những biểu hiện bất thường như trên vừa chia sẻ, bạn đọc hãy lựa chọn cho mình địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng để được thăm khám và chữa trị sớm.
Nếu bạn và người thân đang có biểu hiện bất thường về sức khỏe, hãy nhanh chóng đến tại địa chỉ số 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội để được các bác sĩ chuyên khoa Thận học – Tiết niệu hàng đầu hiện nay chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng diễn biến của bệnh. Thuốc viêm đường tiết niệu sẽ được chỉ định căn cứ dựa trên tình trạng bệnh lý để có phương án điều trị thích hợp nhất.
- Chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, sưng tấy, phù nề, giảm tiết dịch, ngăn cản tấn công sự xâm nhập và lây lan của vi khuẩn, phòng tránh nguy cơ lây lan sang các bộ phận lân cận.
- Kết hợp điều trị bằng các thuốc Đông y giúp giảm thiểu tác hại của thuốc Tây đến nội tạng, giúp bổ thận, thông huyết, nâng cao hệ miễn dịch, loại bỏ các khả năng tái phát sau điều trị.
- Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên uống nhiều nước để làm sạch đường tiểu, đặc biệt là nước ép trái cây tươi để làm tăng lượng axit trong nước tiểu, hạ sốt, giảm đau buốt khi đi tiểu.
Đặc biệt khi điều trị viêm đường tiết niệu các bác sĩ sẽ ứng dụng những tính năng tuyệt vời của dòng máy Laser bán dẫn hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu có tác dụng giúp:
- Tiêu diệt vi khuẩn, phòng tránh tình trạng viêm sưng, phù nề, cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, tăng khả năng chuyển hóa tế bào, hấp thụ và tiêu tan dịch tiết đường tiết niệu.
- Thúc đẩy quá trình lên da non, tránh tình trạng sẹo đường niệu, giúp tiểu tiện dễ dàng hơn.
Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp người bệnh có những thông tin cần thiết về thuốc viêm đường tiết niệu từ đó chủ động trong việc điều trị bệnh một cách kịp thời, hiệu quả. Nếu còn có những băn khoăn về bệnh lý này bạn có thể liên hệ về Hotline: 0375.636.552 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các bác sĩ giải đáp một cách kịp thời, hiệu quả và hỗ trợ đặt lịch hẹn khám ưu tiên.