Hiện tượng đi tiểu buốt tiểu nhiều lần xuất hiện cùng lúc trong ngày không chỉ làm xáo trộn các hoạt động sống của bạn, tình trạng này kéo dài còn được coi là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu, thận. Thậm chí, một số trường hợp nếu không xử trí đúng cách dễ đối mặt với các biến chứng nhiễm trùng máu, bí tiểu, viêm thận, suy thận mãn tính, …
Tiểu buốt là gì?
Tiểu buốt là một thuật ngữ khá rộng, dùng để mô tả cảm giác nóng rát, nhói đau mỗi khi đi tiểu, nó gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Đây là kết quả của sự kích thích bàng quang, niệu đạo. Nguyên nhân hay gặp nhất gây tiểu buốt là do nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt), nhưng cũng có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm thận, niệu quản).
Tình trạng tiểu buốt thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi từ 20-50 và nam giới tuổi cao, ít gặp ở nam giới trẻ tuổi do liên quan tới bệnh lý tăng sản tuyến tiền liệt.
Nguyên nhân & Thủ phạm khiến bạn bị tiểu buốt
Thực tế, tình trạng tiểu buốt này xuất hiện được cảnh báo do rất nhiều nguyên nhân:
* Nguyên nhân tiểu buốt đi tiểu nhiều lần do bệnh lý:
– 1. Viêm thận: Thận bị viêm thường khiến cho việc bài tiết nước tiểu trong cơ thể bị ảnh hưởng, gây ra chứng tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu nhiều lần trong ngày.
– 2. Viêm đường tiết niệu: Viêm niệu đạo là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tiểu buốt ở nam và nữ giới. Bệnh thường do đời sống tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không đảm bảo sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào niệu đạo gây viêm nhiễm.
– 3. Tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu: Đi tiểu đau buốt là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection – UTI).
Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn sống ở vùng đại tràng, hậu môn như E.Coli (chiếm 80% nguyên nhân gây bệnh) bội nhiễm ngược dòng vào đường tiểu của người bệnh qua quá trình sinh hoạt, quan hệ tình dục…
Tình trạng viêm ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiết niệu như: bàng quang, niệu quản, niệu đạo, thận… đều có thể gây đau khi đi tiểu.
Do cấu tạo niệu đạo ngắn nên nữ giới có nhiều nguy cơ nhiễm trùng tiểu hơn nam giới. Những người đang mang thai hoặc mãn kinh thường bị xáo trộn các tuyến nội tiết cũng dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các triệu chứng sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít và đổi màu bất thường.
– 4. Do bàng quang bị chèn ép: Theo Đông y, khi dương khí bị hạ hãm chèn ép lên thành bàng quang, sẽ làm ống dẫn tiểu nhỏ lại, từ đó khiến viện đi tiểu trở nên khó khăn hơn, và cảm giác đau buốt khó chịu mỗi khi đi tiểu.
– 5. Viêm bàng quang: Gây cảm giác bỏng rát mỗi khi tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt, đau ở bụng dưới… Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây nhiễm khuẩn thận, viêm đài thận, thậm chí là tổn thương thận khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
– 6. Viêm niệu đạo: Biểu hiện thường là đi tiểu đau tiểu buốt, nóng rát ở đường tiểu và trường hợp nặng hơn là nước tiểu có thể có mủ hoặc máu.
– 7. Bệnh lậu: Là căn bệnh xã hội phổ biến lây qua đường tình dục không an toàn. Biểu hiện của bệnh là tiểu đau, tiểu buốt và tiểu ra mủ mỗi buổi sáng sớm.
– 8. Viêm tuyến tiền liệt: Là bệnh chỉ xảy ra ở nam giới với những biểu hiện như: tiểu lắt nhắt nhiều lần, không thành dòng mà nhỏ giọt, đau buốt đường tiết niệu mỗi khi đi tiểu kèm với hiện tượng đau vùng bụng dưới.
– 9. Tiểu buốt do viêm âm đạo ở nữ giới: Âm đạo bị viêm nhiễm lâu ngày có thể loét, khi những vết loét này tiếp xúc với nước tiểu, nó thường gây ra tình trạng tiểu rát buốt ở nữ giới.
Bên cạnh các vấn đề khi đi tiểu, nữ giới còn kèm theo các biểu hiện như: Kinh nguyệt không đều, khí hư bất thường, màu sắc khí hư bị thay đổi. Cảm giác buốt mỗi khi đi tiểu, đau bụng dưới, đau khi quan hệ, âm đạo chảy máu, ngứa ngáy.
– 10. Tiểu buốt do viêm nội mạc tử cung ở nữ giới: Niêm mạc tử cung bị viêm, nhiễm trùng, nữ giới sẽ gặp các triệu chứng như: Khí hư ra nhiều kéo dài, tiểu đau buốt, tiểu rắt và ra máu.Cơ thể đau nhức, uể oải, cảm giác buồn nôn. Đau tức bụng dưới, đau khi giao hợp.
– 11. Tiểu buốt do nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs): Tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) bao gồm mụn rộp sinh dục, bệnh lậu và nấm chlamydia.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục đôi khi không có triệu chứng, nhưng vẫn có khả năng lây lan vào đường tiết niệu, khiến cho người bệnh bị tiểu buốt. Do đó, người có hoạt động tình dục nên đi xét nghiệm để kiểm soát bệnh tốt hơn.
– 12. Tiểu buốt do viêm mào tinh hoàn: Đi tiểu buốt cũng có thể do bị viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Mào tinh hoàn nằm ở phía sau của tinh hoàn, có chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn.
– 13. Tiểu buốt do bệnh viêm vùng chậu (PID): Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, thường do nguyên nhân vi khuẩn, có thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và tử cung… gây đau bụng, đau khi quan hệ tình dục, tiểu buốt và một số các triệu chứng khác.
– 14. Tiểu buốt do tắc nghẽn niệu quản: Tình trạng tắc nghẽn niệu quản khiến cho nước tiểu không thoát được ra ngoài được, chảy ngược vào thận, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu ít, tiểu buốt, tiểu không sạch…
– 15. Tiểu buốt do sỏi đường tiết niệu: Sỏi đường tiết niệu hình thành do các tinh thể lắng đọng, là nguyên nhân khiến cho dòng nước tiểu bị cản trở hay đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Người bị sỏi đường tiết niệu sẽ có cảm giác không thoải mái khi đi tiểu và đau nhói.
– 16. Tiểu buốt do thuốc: Một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư và một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là đi tiểu buốt.
* Nguyên nhân đi tiểu buốt tiểu nhiều lần do sinh lý:
– 1. Vệ sinh không đúng cách: Vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ, đúng cách, khiến vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.
– 2. Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục bừa bãi, nhiều bạn tình dễ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như: lậu, giang mai…
– 3. Do dị ứng: Khi bị dị ứng hoặc kích ứng với các thành phần của bao cao su, xà phòng, chất tẩy rửa, chất liệu của quần lót hay mặc quần lót quá chật, ẩm ướt… khiến vi khuẩn tích tụ, dẫn đến các bệnh viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa.
– 4. Phụ nữ mang thai: Vị trí của bàng quang nằm ngay sát tử cung, vì vậy khi người phụ nữ mang thai, thai nhi phát triển trong tử cung sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến bàng quang, niệu đạo.
Dù bàng quang có nước hay không, thì áp lực đè lên đều khiến bàng quang có cảm giác căng. Tình trạng này khiến cho lượng nước tiểu mỗi lần đi của bà bầu rất ít, chỉ vài giọt.
Hầu hết các nguyên nhân gây biểu hiện đi tiểu buốt tiểu nhiều lần đều ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nên, ngay khi nhận thấy các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, bạn không nên chủ quan, cần phải thăm khám ngay càng sớm càng tốt.
Tác hại bị đi tiểu buốt tiểu nhiều lần tác động như thế nào đến sức khoẻ?
Các Bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện tượng đi tiểu buốt xuất hiện kéo dài, nếu không áp dụng các biện pháp hỗ trợ đúng cách, nam và nữ giới có thể gặp phải một số hệ luỵ dưới đây:
– 1. Suy hỗ trợ giảm chức năng thận: Một khi vi khuẩn tấn công mạnh mẽ, người bệnh sẽ không chỉ cảm thấy mệt mỏi với triệu chứng rối loạn tiểu tiện, mà các biểu hiện này còn gây tổn hại đến thận, gây nhiễm trùng, suy hỗ trợ giảm chức năng thận.
– 2. Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Chứng đi tiểu buốt tiểu nhiều lần hình thành từ các bệnh viêm nhiễm, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
– 3. Nhiễm trùng đường tiểu: Các bệnh lý như viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, việm thận… nếu kéo dài sẽ gây nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng máu… đe doạ tính mạng.
– 4. Suy hỗ trợ giảm ham muốn: Các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt sẽ khiến người bệnh không còn hứng thú với “chuyện ấy”. Lâu dần dẫn đến lãnh cảm tình dục, cuộc sống hôn nhân dễ tan vỡ.
– 5. Suy nhược cơ thể: Đi tiểu buốt tiểu nhiều lần trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, giấc ngủ đêm không trọn vẹn sẽ ảnh hưởng đến hệ thân kinh, dẫn đến suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
Giải pháp khắc phục chứng đi tiểu buốt tiểu nhiều lần hiệu quả tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội
Để sớm thoát khỏi các biểu hiện tiểu buốt… các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên tự ý hỗ trợ điều trị bằng bất cứ phương pháp, loại thuốc nào khi chưa trải qua thăm khám, chưa tìm hiểu rõ về nguyên nhân…
Việc hỗ trợ chữa trị bệnh tại nhà bằng các phương pháp dân gian hoặc tự ý dùng thuốc không tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, cơ thể không đáp ứng thuốc, vi khuẩn phát triển nhanh hơn, nguy hiểm hơn.
Theo các Bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, để khắc phục tình trạng đi tiểu buốt tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Dựa vào các chỉ số trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá, phân tích và đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị an toàn, phù hợp với từng người.
Tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi các bác sĩ cho biết, điều trị nội khoa (bằng thuốc) được coi là giải pháp hữu hiệu và an toàn cho những trường hợp bị tiểu buốt.
– 1. Đối với trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc Tây y chuyên khoa đặc hiệu hoặc tùy thuộc từng trường hợp mà áp dụng các phương pháp khác, như: đưa trực tiếp thuốc vào bàng quang, nong bàng quang,… có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, chấm dứt hoàn toàn chứng tiểu buốt, tiểu rắt…
– 2. Đối với bệnh nhân bị sỏi thận, sỏi bàng quang, có thể sẽ cần tiến hành loại bỏ sỏi sau đó điều trị bằng thuốc chống viêm.
– 3. Đối với nguyên nhân do các bệnh lây lan qua đường tình dục, cũng tùy từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc cũng như các phương pháp điều trị bổ sung.
Với mỗi bệnh lý khác nhau bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị phù hợp để mang lại kết quả tốt hơn như: “phẫu thuật laser” hay “kỹ thuật phục hồi tăng cường chức năng gen GPH”, “Phương pháp vật lý trị liệu “hồng ngoại lạnh”…
– 4. Đối với nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị. Có thể là nội khoa kết hợp với ngoại khoa.
Việc sử dụng thuốc Tây Y chữa chứng đái buốt kéo dài, sẽ khó tránh khỏi các tác dụng phụ không mong muốn. Để khắc phục tình trạng trên, phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi đã ứng dụng “phương pháp Đông – Tây y kết hợp dòng máy Laser bán dẫn” và ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong thực tế:
- Giảm thiểu cảm giác đau rát, sưng tấy, không xâm lấn chưa ghi nhận trường hợp biến chứng trong thực tế điều trị,
- Thuốc Tây y được sử dụng ngay từ đầu (đặc biệt trong giai đoạn cấp tính) nhằm tiêu diệt nhanh chóng mầm bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây lan sang các tổ chức tế bào lành tính lân cận.
- Kết hợp cùng thuốc Đông y sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa trị, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, từ đó giảm thiểu nguy cơ tái phát.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bên cạnh việc hỗ trợ chữa trị theo phác đồ của bác sỹ, người bệnh cần lưu ý thực hiện:
- 1. Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày từ 1.5 – 2 lít.
- 2. Bổ sung các thực phẩm rau, củ quả, các chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch.
- 3. Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ.
- 4. Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy, không quan hệ bừa bãi.
- 5. Mặc quần thoáng mát, thấm hút tốt.
- 6. Không dùng các dung dịch tẩy rửa có tính sát khuẩn cao.
- 7. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm như bao cao su, thuốc tránh thai, chất bôi trơn… nhằm tránh các trường hợp bị dị ứng.
- 8. Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời các bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe.
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi tự hào là nơi quy tụ đội ngũ Bác sĩ giỏi gần 40 năm kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường Y học danh tiếng ở trong và ngoài nước.
Phòng khám luôn chú trọng đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, điển hình như: Máy phân tích tinh trùng tự động; Máy phục hồi chức năng sinh lý nam; Máy hỗ trợ lấy tinh trùng; Máy laser bán dẫn… đảm bảo hỗ trợ tối đa cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh tốt nhất.
Áp dụng các phương pháp điều trị khoa học, điều trị kết hợp Đông y và Tây y, sử dụng công nghệ cao an toàn, không đau, không để lại sẹo, không gây tái phát… Hầu hết các phương pháp đều đã được qua thử nghiệm và mang lại hiệu quả điều trị tích cực nhất.
Quy trình thăm khám chuyên nghiệp, thủ tục nhanh gọn, thời gian linh hoạt, … giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị bệnh mà không ảnh hưởng đến công việc và học tập.
Trong quá trình thực hiện đầy đủ các bước thăm khám ở trên, người bệnh đều được nhân viên y tế hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm, ngay cả khi tới khám bệnh lần đầu tại đây.
Phương pháp hỗ trợ điều trị được nghiên cứu, cải tiến liên tục. Đồng thời, còn có sự kết hợp hài hòa giữa nền tảng Y học hiện đại và Y học cổ truyền, mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh. Từ những ưu điểm nổi bật riêng có, chúng tôi tin rằng Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi là sự lựa chọn uy tín, phù hợp dành cho bạn và những người thân trong gia đình.
Để tiết kiệm tối đa thời gian, bạn có thể gọi đến Hotline:0375.636.552 – 0375.636.552 hoặc để lại số điện thoại để nhân viên y tế chủ động liên hệ, giúp bạn đặt lịch khám đúng giờ, không phải chờ đợi lâu.